Công nghệ điều khiển thiết bị gia dụng bằng suy nghĩ có khả năng thành hiện thực
Mặc dù mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu, nhưng nhóm nghiên cứu đến từ Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam có thể bật tắt bóng đèn chỉ bằng cch... suy nghĩ.
Thạc sĩ Nguyễn Thế Hoàng Anh giải thích về nghiên cứu của nhóm
Sử dụng trí não để điều khiển các thiết bị gia dụng, điều mà người ta thường thấy trên các phim khoa học viễn tưởng, sẽ sớm trở thành hiện thực trong tương lai.
Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ thông tin, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu một dự án mang tên Nghiên cứu phát triển hệ thống giao diện não - máy tính trên cơ sở dữ liệu điện não trong điều khiển các thiết bị gia dụng thông minh.
Mặc dù mới chỉ được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhưng nghiên cứu trên đã mang lại một số dấu hiệu khá lạc quan. Bằng chứng là một thành viên trong nhóm nghiên cứu đã thực sự bật và tắt một bóng đèn chỉ bằng việc tập trung suy nghĩ về việc ấy.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thế Hoàng Anh - Chủ nhiệm dự án, đối tượng được hướng đến của dự án này là những người có đầu óc vẫn hoạt động tốt (ví dụ như những người bị teo cơ) nhưng không thể nói hay cử động được cơ thể.
Những người này nếu muốn giao tiếp với những người xung quanh thì cần phải có những thiết bị có thể hiểu được suy nghĩ - điện não của họ.
Đối tượng thứ hai của đề tài là những người đang tiếp nhận điều trị tại bệnh viện, những người sau phẫu thuật không thể nói chuyện, từ đó áp dụng kĩ thuật công nghệ điện não này vào Y tế.
Con người trong tương lai hoàn toàn có khả năng điều khiển các thiết bị điện, điện từ như tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt,... chỉ với những suy nghĩ trong đầu
Thông qua việc nghiên cứu và xử lý tín hiệu điện não, các nhà khoa học của Viện khoa học công nghệ hy vọng có thể nghiên cứu được tính chất, đặc trưng của não bộ khi áp dụng vào những bệnh liên quan đến rối loạn não bộ như trầm cảm, mất trí nhớ, parkinson hay alzheimer...
Từ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán và phác lược giản đồ điệu trị.
Trong thực tế, với những bệnh nhân mắc phải chứng bệnh động kinh, các bác sĩ đã tiến hành đo tín hiệu điện não để đo xem mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân và khoảng thời gian nào bệnh nhân có thể sẽ lên cơn động kinh.
Đối tượng thứ ba của đề tài là để nghiên cứu nhằm tạo ra hay hỗ trợ xây dựng một môi trường sống thông minh (smart living environment) cho con người.
Thông qua áp dụng tín hiệu điện não vào xây dựng môi trường sông thông minh này, con người trong tương lai hoàn toàn có khả năng điều khiển các thiết bị điện, điện từ như tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt,... chỉ với những suy nghĩ trong đầu.
Tuy nhiên, tín hiệu não vẫn còn là một lĩnh vực khoa học vô cùng mới và cần thêm rất nhiều thời gian nghiên cứu.
Do vậy, mụ tiêu gần của nhóm nghiên cứu là có thể sáng chế ra một phương pháp có thể giúp con người xử lý các tác vụ đơn giản như bật tắt các thiết bị gia dụng trong nhà thông qua suy nghĩ.
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế một quy trình cố định mà qua đó có thể giúp người dùng bật tắt một chiếc bóng đèn đơn giản. Quy trình này được chia ra thành 2 trạng thái.
Ở trạng thái đầu tiên, nhóm nghiên cứu đưa người thử nghiệm vào trạng thái thiền định - tức là não bộ không vướng vào bất cứ hoạt động suy nghĩ nào. Tiếp theo đó, người thử nghiệm sẽ suy nghĩ tập trung vào hành động bật tắt bóng đèn đèn.
Thông qua đầu vào là một thiết bị đọc sóng não của Emotiv, tín hiệu từ cả hai trạng thái trên sẽ được đưa vào các mô hình học máy và xử lí, phân loại thành các lệnh điều khiển. Các lệnh điều khiển này sẽ được một hệ thống do nhóm nghiên cứu tự xây dựng để chuyển trực tiếp mệnh lệnh sang các thiết bị điện trong gia đình như đèn, quạt. tivi.
Nghiên cứu trên đã mang lại một số dấu hiệu khá lạc quan. Bằng chứng là một thành viên trong nhóm nghiên cứu đã bật chiếc đèn sáng lên chỉ bằng suy nghĩ. Và tắt chiếc đèn ầy đi cũng chỉ bằng cách suy nghĩ. Tuy nhiên, kết quả trên không thành công với thành viên khác của nhóm
Thạc sĩ Hoàng Anh cho biết rằng: “Hiện nay, tại Việt Nam, công nghệ tín hiệu điện não vẫn còn rất mới và rất cần thêm thời gian để nghiên cứu.
Thông qua quá trình xử lý bài toán ‘ra lệnh cho bóng đèn bật tắt’ như trên, nhóm nghiên cứu đã nhận ra những khó khăn trong việc xử lý những suy nghĩ của con người để rồi thông báo lại với các thiết bị điện tử.
Khi một người nghĩ đến một vấn đề bất kì nào đó, tín hiệu người đó phát ra từ mỗi lần thu là rất khác nhau. Tương tự vậy, khi hai người khác nhau cùng nghĩ về chung một vấn đề thì tín hiệu thu được từ họ là khác nhau và không chia sẻ đặc trưng nào rõ rệt”.
Trong tương lai, Thạc sĩ Hoàng Anh và nhóm của anh hướng tới các thiết bị gia dụng khác như đèn, quạt,....để từ đó có thể xây dựng cho con người một môi trường sống thông minh, được thao tác hoàn toàn dựa trên suy nghĩ của người dùng.
Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ sử dụng tín hiệu não của con người sẽ không chỉ dừng lại ở điều khiển máy móc và các thiết bị điện tử. Tham vọng hơn, nhóm nghiên cứu còn hướng đến việc khám phá những năng lực còn chưa được khai phá của não bộ con người.